- Back to Home »
- nhim-kieng »
- Nhím kiểng và thị trường thú cưng đặc biệt này
Posted by : Unknown
Sunday, August 4, 2013
Nhím Kiểng và Bãi Cỏ |
Đến thăm trại Nhím nhỏ ở đường Nguyễn Hữu Cầu
(quận 1), chúng tôi ngỡ ngàng khi biết chủ trại Nhím là chàng trai 9x Trần Nguyễn Minh Mẫn, sinh viên trường Đại học
Giao thông Vận tải. Trẻ tuổi nhưng Mẫn đã nổi tiếng trong giới về nghề nuôi thú
cưng, anh chàng từng có trại nuôi hamster và một cửa hiệu bán thức ăn, phụ kiện
cho các con vật xinh xắn. Chia sẻ với Thế Giới Văn Hóa, anh chàng chia sẻ cơ
duyên có được cặp Nhím kiểng từ Thái Lan. Mẫn cũng chỉ dẫn tận tình cách nuôi Nhím và nhiều loại thú cưng
khác. Tình yêu động vật vô tình hướng anh đến con đường kinh doanh và đã khá
thành công ở tuổi 21.
Nếu những chú Nhím hoang dã mà bạn từng thấy
trong Thảo Cầm Viên có thân hình xù xì, đầy gai dài và nhọn, trọng lượng
từ 8−10kg, thì loại Nhím kiểng có thân hình tròn ngắn, mỏ vừa, bộ gai mềm và ngắn hơn, trọng
lượng của chúng khá nhẹ, chỉ từ 0,2−0,8kg và hơn hết chúng rất lành tính. Khác
với giống Nhím hoang dã có tập tính ngủ
ngày ăn đêm, Nhím kiểng vẫn có thể thức
ngày và rất “chịu” khi được chủ nhân vuốt ve.
Thức ăn cho Nhím kiểng chủ yếu là các
loại củ, quả, rễ, lá, mầm cây và rau muống, rau lang… Tuy nhiên, nếu không có
thời gian, bạn vẫn có thể mua thức ăn cho mèo được bán ở các cửa hàng nuôi thú
cưng làm thức ăn cho các bé Nhím. Bạn có thể yên tâm cho Nhím ăn no cả một tháng chỉ với một gói thức ăn 400g.
Khi Nhím sinh sản, ta cần bổ sung
thêm thức ăn nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường… để Nhím mẹ có nhiều sữa và Nhím con mau lớn. Thức ăn trong
giai đoạn này nên thêm vào là các loại sâu khô nhỏ với giá bán khoảng 30.000
đồng/100g /tuần.
Nhím là loài vật khá dễ chịu nên bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc hộp
mi-ca với diện tích 40x70cm là đủ để tạo một ngôi nhà rộng rãi cho Nhím. Nền chuồng nên lót mùn
cưa, chỉ cần một nhúm nhỏ và rải thật đều, mịn hay bằng những viên gỗ mềm để
tạo sự êm ái và ấm áp cho Nhím. Sau đó, bạn rải thức ăn lên nền chuồng vì các chú Nhím rất ham ăn, chuồng có mùi
thức ăn thì chúng sẽ ngoan ngoãn hơn. Thêm một bình nước nhựa có vòi nữa là bạn
đã làm xong một ngôi nhà tiện nghi cho Nhím.
Nhím không có mùi hôi khó chịu như các loại thú cưng khác và cách vệ
sinh cho chúng cũng đơn giản. Bạn không nên quét dọn chuồng thường xuyên vì Nhím là loài vật rất nhát và có
tính phòng vệ cao, chúng đặc biệt sợ mùi lạ. Do đó, bạn chỉ nên quét dọn chuồng
1 tuần/1 lần.
Khác với thỏ hay
hamster cần tắm rửa thường xuyên để khử mùi hôi, với Nhím, bạn chỉ cần tắm cho chúng
2 lần/1 tháng, mỗi lần tắm khoảng 30 giây là đủ và nên tiến hành vào lúc có
nắng sớm để Nhím không bị lạnh. Dụng cụ tắm Nhím chỉ cần một chiếc cọ nhỏ
hay bàn chải đánh răng lông mềm để vệ sinh bộ lông của Nhím. Sau đó, bạn lau khô và đem
phơi dưới nắng sớm để khử mùi và tăng sức đề kháng cho Nhím.
Lưu ý khi vào
mùa Nhím sinh sản, bạn cần cách ly
các đôi Nhím thật cẩn thận vì Nhím đực sẽ cắn chết con của con
Nhím khác.
Nhím thường sinh sản nhiều lần trong năm, mỗi lần sinh khoảng 3−6 con,
tùy vào thời tiết. Cách phối giống cũng không khó, bạn chỉ cần ghép một Nhím đực và một Nhím cái không đồng huyết ở
chung chuồng là được. Điểm đặc biệt là màu lông của Nhím con không phụ thuộc vào sắc lông của bố mẹ. Thế nên có thể Nhím bố mẹ đều là Nhím muối tiêu nhưng lại sinh ra
Nhím con có màu chocolate hay
pintos.
Nhìn bề ngoài Nhím đực và Nhím cái rất giống nhau. Muốn
phân biệt, bạn phải lật ngửa chúng lên. Con đực sẽ có núm thịt nhú lên ở phần
bụng, còn con cái lại trơn mượt.
Nguồn: thegioivanhoa