- Back to Home »
- nhim-kieng »
- SINH SẢN Ở NHÍM KIỂNG
Posted by : Unknown
Saturday, August 3, 2013
Sinh sản ở nhím kiểng luôn là vấn đề gây nên những nhức nhối cho người
nuôi. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc cơ bản nhất về sự mang thai
và nuôi con ở loài nhím kiểng
Nhím mẹ đang cho con bú |
Điều quan trọng đầu tiên là chọn mua một cặp nhím kiểng. Về phần này chúng tôi đã giới thiệu sơ lược qua bài viết: Cách chọn một bé nhím kiểng hoàn hảo. Khi đã có được những bé nhím kiểng đạt yêu cầu. Điều tiếp theo bạn cần làm là chăm sóc chúng cho đến khi đạt tuổi trưởng thành (đạt khoảng 6 tháng tuổi). Trên thực tế, cả nhím kiểng đực và cái đều đã có thể giao phối ngay khi chúng đạt 3 tháng tuổi. Nhưng khoảng thời gian như thế là quá nhỏ so với chúng. Nếu ở độ tuổi này, nhím kiểng cái mang thai sẽ vướng phải các di chứng về sau. Như đã nêu trong bài viết trên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu, còn để tạo ra những cá thể nhím kiểng hoàn chỉnh, điều quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng dành cho các ông bố, bà mẹ nhím ngay từ lúc lọt lòng.
Những chú nhím kiểng con được vài tuần tuổi |
Vậy phải chăm sóc và
cho các bé nhím kiểng ăn những gì? Nhím kiểng sẽ không thể phối giống và sinh
con tốt khi chúng đạt 6 tháng tuổi. Đối với nhím kiểng cái, chúng
ta nên bổ sung các loại thực phẩm giàu tinh bột, vitamin cho chúng, và cũng
không quên bổ sung đạm. Thức ăn được xem tốt nhất cho các bé nó là Royal Canin
và Wishkas. Và phải thường xuyên cho chúng ăn sâu Worm, đặc biệt là trong giai
đoạn mang thai. Trong nhiều trường hợp, các mẹ nhím đã phải vĩnh viễn ra đi, để
lại bầy con nheo nhóc và nỗi buồn thê thảm cho thân chủ. Giải thích lý do tại
sao lại như vậy, chúng tôi chỉ có thể đưa ra một số nguyên nhân cơ bản như sau:
do thiếu dinh dưỡng, hoặc chế độ ăn uống không hợp lý trong giai đoạn mang thai
khiến cho các bé không đủ sức khỏe để sinh con. Một nguyên nhân khác nữa là do
băng huyết, máu ra quá nhiều, khiến các bé nhím kiểng kiệt sức và
ra đi. Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khách quan khác mà cho tới hiện giờ,
chúng tôi vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.
Để khắc phục tình
trạng trên, thiết nghĩ chỉ có cách duy nhất là nên tập trung vào chế độ dinh
dưỡng của các bé nhím kiểng
Còn về các bé nhím kiểng đực, thực đơn dinh dưỡng
của các bé cũng giống với các bé cái, chỉ khác một điều, giảm hàm lượng tinh
bột, tăng hàm lượng đam, để cơ thể các bé tổng hợp được nhiều protein, phục vụ
cho quá trình sản sinh tinh trùng. Các bạn không nên bất ngờ khi chú nhím kiểng của bạn đã đến tuổi trưởng
thành nhưng cơ thể còn quá nhỏ. Xin thưa rằng, đối với các chàng, chất dinh
dưỡng được tích tụ hầu như chỉ để phát triển các bắp thịt và sản xuất
baby tương lai. Có thể kiểm chứng điều này bằng cách bắt cùng lúc 2 bé, một đực
và một cái. Bé nhím kiểng đực có thể
nhỏ hơn đấy, nhưng bạn sẽ cảm nhận được sức nặng của bé, cách mà bé vùng vẫy để
thoát khỏi bạn qua những bắp thịt cuồn cuộn.
Cách phân biệt giới tính của nhím kiểng |
Sau đây là phần đặc
biệt, đáng được chờ đợi nhất đây. Câu hỏi kinh điển mà hàng ngàn tín đồ của
làng nhím Việt luôn thắc mắc. Và hôm nay Mr Tài, xin nhận được cái vinh dự ấy,
sẽ trả lời câu hỏi ấy cho các bạn. Đó chính là mô tả quy trình phối giống
cho các bé nhím kiểng
Xin được trình bày
chi tiết về phần này.
Trước khi nhốt chúng
vào, các bạn hãy chắc rằng đã tuân theo các chế độ dinh dưỡng cho các bé nhím kiểng và có trong tay đúng 1 bé
đực và 1 bé cái. Dọn chuồng thật sạch, tốt nhất là nên bắt các bé nhím kiểng ra, chùi rửa thật sạch
chuồng, khử trùng bằng cách phơi nắng. Kế tiếp, loại lót chuồng phù hợp cho quá
trình phối giống là mùn cưa bé bông ( hiện có bán tại một số shop). Lấy hết tất
cả các đồ chơi ra, chỉ chừa lại bình nước bi. Thời gian phối giống tốt nhất là
vào đầu giờ chiều, hoặc vào buổi tối, tránh các thời điểm sau khi cho bé ăn.
Bởi vì lúc này các bé nhím kiểng cái
rất làm biếng khi đã chén no nê. Hãy tắm rửa cho các bé cáiđể các bé thực sự
sạch sẽ trước khi xung trận nhé. Khi đã khô ráo, nhốt bé cái vào chuồng của bé
đực.
Nhím kiểng đực rất men |
Bắt đầu quan sát các
hiện tượng. Chàng sẽ bắt đầu ve vãn nàng và đưa ra các vũ điệu tình yêu. Rít
lên chẳng hạn, hay chúi đầu vào bụng nàng. Quá trình ve vãn sẽ diễn ra rất lâu,
thậm chí vài ngày, đối với các bé đực còn zin. Và chỉ trong tích tắc đối với
các bé nhím kiểng lão luyện.
Gừng càng già càng cay mà. Chúng ta chỉ có thể đứng quan sát, không gây ra bất
kì tiếng động nào nhé. Khi đã có vẻ chịu. Nàng nhím
kiểng sẽ chỏng bộ hạ ra, để lộ phần mông không có lớp lông
gai bảo vệ. Lông nàng bắt đầu xẹp xuống. Lúc này, các chàng sẽ đến bên sau
nàng, và làm những gì anh ấy cần làm. Khi đã chắc là bạn quan sát thấy cảnh đó.
Hãy yên tâm mà đếm ngược thời gian nhé, 30 ngày sau bạn sẽ có nhím kiểng baby. Bởi vì tỉ lệ đậu
thai rất cao, đến 97%. Có một cách để xem các bé cái đã tới chu kì phối giống
hay chưa, thời điểm mà bé cái rất sung mãn, phối là có kết quả ngay. Nhưng
chúng tôi còn phải kiểm chứng lại xem điều đó có đúng với hầu hết các bé nhím kiểng, hay chỉ là một số. Khi đã có
kết quả, chúng tôi sẽ cập nhật trên blog này ngay. Các bạn hãy thường xuyên ghé
thăm và cập nhật tin tức mới từ blog nhé.
Khi cho nhím kiểng giao phối, các bạn
hãy nhớ đánh dấu ngày tháng vào nhé, và hãy chắc rằng bạn đã thực sự chứng kiến
cảnh chúng giao phối. Về phần thời gian mang thai của các bé nó, không xác định
rõ lắm. Có khi là khoảng 4 tuần hoăc hơn. Khi đến gần ngày nhím kiểng cái chuẩn bị lâm bồn, hãy
nhớ là phải bắt bé đực ra nhé. Đề phòng nhiều bé quá dữ, có thể cắn chết con
của mình. Đối với nhím kiểng mẹ
trong thời kì mang thai, phải đảm bảo bồi bổ cho bé nhé, nhưng không thái quá,
có thể làm bé béo phì, béo phì rồi thì tỉ lệ sinh con ra là rất thấp. Có thể
chết cả mẹ lẫn con, do nhím kiểng mẹ
bị băng huyết, hoặc có thể là con sinh ra chết non.
Theo mình thì thức ăn
đóng hộp tốt nhất hiện nay dành cho các nhím
kiểng là Royal Canin. Nếu bạn nào siêng thì có thể chọn lựa
thức ăn rồi trộn lại theo một thành phần dinh dưỡng nhất định. Cái này mình sẽ
cập nhật sau. Hoặc bạn có thể đến các pet shop, ở đó sẽ có bán các loại thức ăn
trộn dành cho nhím, thành phần dinh dưỡng cũng tương đối tốt.
Trên đây chỉ mới là
một số điều cơ bản về sự sinh sản của nhím kiểng,
mình sẽ tiếp tục cập nhật thêm, mong các bạn thông cảm. Mọi thư đóng góp, xin
liên lạc về hòm thư: bannhimkieng@gmail.com.
Hoặc qua số điện
thoại: 0973.405.754
(Ms Thanh Mai)
Xin cám ơn!